Bản tin thông báo nội bộ

Bản tin thông báo nội bộ tháng 10 năm 2020

16/11/2020 03:08 79 lượt xem

VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

 

          * Ngày 09-10-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/HU Kiêm tra công tác tô chức xây dựng Đảng năm 2020.

- Kế hoạch số 11-KH/HU được ban hành với mục đích nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tố chức đảng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên; tăng cường đoàn kết nội bộ và thực hiện dân chủ, kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.

- Giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng đảng ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

- Nội dung kiểm tra phải được toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, quá trình kiểm tra phải đảm bảo khách quan, không gây trở ngại đến hoạt động cua cấp ủy, tố chức đảng cơ sở.

* Ngày 19-10-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 14-KH/HU Công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử XIII của Đảng trên địa bàn huyện Xín Mần.

- Kế hoạch số 14-KH/HU được ban hành với mục đích nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất luợng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân.

- Thông qua việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình tại Đại hội XIII góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

- Việc công bố, thảo luận và tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII bảo đảm khoa học, thiết thực, đúng tiến độ, chất luợng, hiệu quả, tránh hình thức; khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm, tình cảm và tâm huyết của nhân dân đối với Đảng và đất nuớc; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn hành vi lợi dụng diễn đàn thảo luận, lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để kích động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

* Ngày 30-10-2020 Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 18-KH/HU Triển khai thực hiện Chương trình số 66-CTr/TU, ngày 26/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”

- Kế hoạch số 18-KH/HU được ban hành với mục đích nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW, ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị so 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tố chức đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

- Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động nguồn lực xã hội; tăng cường phối họp giữa công tác xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; sự chủ động, tích cực của các cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tố chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, hướng phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển đất nước; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đẩy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.

- Tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cấp ủy, phòng, ban, ngành với cơ quan chuyên môn; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác phố biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

          * Ngày 13-10-2020, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND Triển khai thi hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện Xín Mần

 - Kế hoạch số 172/KH-UBND được ban hành với mục đích phổ biển sâu rộng Nghị định số 82/2020/NĐ-CP nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện hiểu, nắm vững những nội dung của Nghị định.

- Kịp thời triển khai thi hành có hiệu quả Nghị định số 82/2020/NĐ-CP trên địa bàn toàn huyện.

- Xác định cụ thể nội dung, cách thức, thời hạn, tiến độ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thi hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, bảo đảm tính kịp thời, thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

- Việc triển khai thi hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị; bảo đảm chất lượng, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CÓ HIỆU LỰC        

TỪ THÁNG 10 NĂM 2020

1/ Nghị định số 96/2020/NĐ-CP  ban hành ngày 24/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2020 và thay thế Nghị định 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia):

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

+ Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+ Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;

+ Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.

- Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm một trong những hành vi sau: Làm hư hại mốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo; làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia; xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.

- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới; đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.

- Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi bắn, phóng, thả, điều khiển các phương tiện bay trong khu vực biên giới hoặc qua biên giới. Nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.

2/ Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ban hành ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Có hiệu lực từ ngày 15/10/2020). Nghị định này quy định, hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt với mức phạt tiền dựa trên giá trị của hàng hóa nhập lậu:

- Phạt tiền tối đa 100 triệu đồng đối với:

+ Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

+ Hàng nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn… mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân.

- Mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi mức phạt với cá nhân đối với hành vi kinh doanh mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan…(hàng nhập lậu) có giá trị trên 100 triệu đồng, thì mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.

3/ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ban hành 04/9/2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2020) và thay thế Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học và Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sửa đổi, bổ sung Điều 40, bổ sung thêm Điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT.

Như trước đây, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể nhắc nhở, phê bình hoặc thông báo với gia đình thì nay, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau:

- Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn;

- Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Đặc biệt, giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Đối với học sinh có thành tích xuất sắc, học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, có nhiều đóng góp cho tập thể được các bạn trong lớp bình chọn hoặc có thành tích đột xuất khác thì được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức: tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường, tặng giấy khen hoặc thư khen.

 

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH NHẰM TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC; XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

* Những vấn đề đặt ra về đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay

- Những vấn đề đặt ra về đại đoàn kết toàn dân tộc

Thực hiện đường lối đổi mới đúng quy luật, đầy sáng tạo, hợp lòng dân do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, nhân dân ta đã vượt qua bao khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và bước vào hàng ngũ những nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên gấp nhiều lần, tạo tiền đề cho nhân dân ta tiếp tục phấn đấu xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân tộc, về tôn giáo, về người Việt Nam ở nước ngoài, từng bước được thể chế hóa thành luật, pháp lệnh, chính sách và ngày càng thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện những nghị quyết nêu trên, nhiều cấp ủy đảng đã quan tâm hơn đến sự nghiệp đại đoàn kết, đến công tác dân vận và công tác mặt trận, củng cố tổ chức và tăng cường cán bộ, phương tiện và điều kiện cho công tác mặt trận. Chính quyền ở nhiều cấp, nhiều địa phương đã thực sự có chuyển biến trong nhận thức và hành động về quan hệ với nhân dân. Nhiều dự án về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Nhà nước được ban hành nhằm chăm lo đời sống cho nhân dân đã thực hiện có kết quả. Quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội được thể chế hóa, đã từng bước được phát huy. Sự đổi mới hệ thống chính trị; việc tăng cường dân chủ hóa đời sống xã hội, nhất là việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc động viên nhân dân và cán bộ hăng hái tham gia các cuộc sinh hoạt chính trị của đất nước, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng. Đó là những nhân tố rất quan trọng, là động lực chủ yếu bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Cùng với những tiến bộ và chuyển biến nêu trên, nhiều vấn đề mới đã và đang nảy sinh trong quá trình đổi mới, đó là xã hội, giai cấp, tầng lớp, nhóm dân cư đang trong quá trình phân hóa.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, cùng với sự chuyển hóa của các giai cấp và tầng lớp xã hội, xuất hiện sự chênh lệch ngày càng lớn về mức thu nhập và hưởng thụ giữa các vùng, miền, giữa các tầng lớp nhân dân… Sự phân hóa giàu nghèo có chiều hướng gia tăng đã và đang ảnh hưởng lớn đến đại đoàn kết dân tộc. Những đặc điểm nêu trên đã tác động mạnh mẽ đến khối đại đoàn kết. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục khai thác những thiếu sót, yếu kém của đất nước ta hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Vì vậy, tuy đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường, song chưa thật sự vững chắc và đang đứng trước những thách thức không thể xem thường.

Để đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thật sự là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần làm cho cả hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên, trước hết là các cấp ủy đảng và người đứng đầu cấp ủy quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận dân tộc đề xướng. Pháp luật phải bảo đảm để nhân dân thật sự là người chủ, thật sự làm chủ như Hiến pháp đã quy định.

Thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của toàn dân. Do đó, qua hoạt động của mình, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cần không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để góp phần làm cho mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn bền chặt, ý Đảng và lòng dân là một. Trong giai đoạn hiện nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có tác dụng trực tiếp và quyết định đến kết quả xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, để các chủ trương, chính sách sát cuộc sống, đáp ứng lợi ích của nhân dân.

Kiên trì thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, khoan dung, cùng nhau hợp sức xây dựng cho được một xã hội đồng thuận cao trên tinh thần cởi mở, độ lượng, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định, phát triển toàn diện và bền vững của đất nước.

Có thể khẳng định, bài học đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng trở nên sống động và mang tính thời sự, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn của quá trình hội nhập ngày một sâu, rộng.

- Những vấn đề đặt ra về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Từ khi giành được chính quyền, Đảng vừa là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống ấy. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh chi phối tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả xây dựng hệ thống chính trị. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động các tổ chức của hệ thống chính trị chính là thước đo năng lực lãnh đạo, uy tín, vị thế, địa vị cầm quyền của Đảng.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

Trên cơ sở kiên trì các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản, công tác xây dựng Đảng được tiến hành trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Xây dựng Đảng về chính trị đã giúp giữ vững, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng; kiên định các nguyên tắc nền tảng; tăng cường bản lĩnh chính trị; nâng cao chất lượng đường lối, chính sách. Công tác tư tưởng, lý luận được tăng cường đã tạo sự thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội trước những vấn đề lớn của đất nước, của công cuộc đổi mới; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tìm tòi, bổ sung và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tổ chức đảng và hệ thống chính trị có bước đổi mới quan trọng, từ thể chế, tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược; chỉnh đốn lề lối, tác phong công tác; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng được đặc biệt coi trọng, có tác dụng quan trọng trong đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên. Qua thực tiễn xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố; quyền con người, quyền công dân được bảo đảm tốt hơn; tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả.

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hơn 3 thập niên qua. Thông qua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam trưởng thành hơn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng Đảng và quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cũng bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm: Năng lực dự báo, định hướng chính sách, thể chế hóa, cụ thể hóa để tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, còn khoảng cách với đòi hỏi của thực tiễn. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới. Bộ máy đảng, nhà nước, đoàn thể chậm được sắp xếp lại cho tinh gọn và nâng cao chất lượng, còn có biểu hiện quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay thế, trẻ hóa, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ. Quản lý, giáo dục đảng viên chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao. Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phẩm chất đạo đức, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa cao. Chất lượng sinh hoạt đảng, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn hạn chế, thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên nhiều nơi thiếu nền nếp, chưa trở thành ý thức tự giác. Chưa đạt hiệu quả cao trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; chưa phân định rõ vai trò lãnh đạo tập thể và trách nhiệm cá nhân; thực hiện kiểm soát quyền lực chưa tốt. Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” chậm được thể chế hóa một cách đồng bộ. Còn nhiều bất cập trong quản lý kinh tế - xã hội, để nhiều vụ việc tồn đọng, sai phạm kéo dài, chậm được xử lý, gây bức xúc trong nhân dân.

Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.

Để tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy.

Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền làm chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và kịp thời thay thế người không đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở chuẩn hóa, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở.

Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cùng với đổi mới nền kinh tế, từng bước đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị là đòi hỏi khách quan, yêu cầu cấp bách.

* Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực, nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đảng ta chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, “lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc”.

Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội

Đại hội XII xác định: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân” .

- Chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Đối với giai cấp công nhân, “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân”.  

Bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân. Củng cố, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động.

Đối với giai cấp nông dân: “Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ”.

Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, mở rộng và nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cơ bản về điện, nước sạch, y tế, giáo dục, thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp.

Đối với đội ngũ trí thức: “Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo”. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ và tôn vinh xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài của đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đối với đội ngũ doanh nhân: “Xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao”. Phát huy tiềm năng và vai trò tích cực, sáng tạo của đội ngũ doanh nhân. Có cơ chế, chính sách bảo đảm quyền lợi của đội ngũ doanh nhân. Tôn vinh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.

- Chính sách với đồng bào, các giới và lứa tuổi nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Đối với thế hệ trẻ: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ”. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại.

Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tham gia các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách.

Đối với phụ nữ: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng”. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp và chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ.

Đối với đội ngũ cựu chiến binh: “Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, đồng thời động viên cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống; tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ”. Tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm và các tệ nạn xã hội; góp phần xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Đối với người cao tuổi: “Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc”. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”; giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.

Đối với đồng bào dân tộc ít người: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung”.

Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Đối với đồng bào tôn giáo: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.

Đối với người Việt Nam ở nước ngoài: “Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có cơ chế, chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước”.

 Trích nguồn dẫn Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương

 

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

THÁNG 11 NĂM 2020

 

Các Chi, Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ huyện bám sát nội dung định hướng công tác tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và tình hình thực tiễn ở địa phương, đơn vị mình tuyên truyền một số nội dung trọng tâm trong tháng 11/2020, cụ thể như sau:

1. Tiếp tục tập trung tuyên truyền đậm nét việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng. Tăng cường thông tin, báo cáo, giới thiệu những nội dung cốt lõi, những điểm mới về nhận thức, tầm nhìn; về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; phương hướng nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; tuyên truyền các ý kiến đóng góp trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân trong quá trình thảo luận, đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

2. Tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt tập trung tuyên truyền kết quả Đại hội, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Xín Mần lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); kỳ họp thứ 9, 10 Quốc hội khóa XIV; Tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, trong đó chú trọng tập trung tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức, mục đích và ý nghĩa của các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy tinh thần thi đua yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đưa phong trào thi đua yêu nước lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

3. Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội từ đầu năm đến nay của huyện, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triên kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tháng 11 năm 2020.

4. Tiếp tục tuyên truyền kết quả 04 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), nhất là chuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

5. Tiếp tục tuyên truyền về thuế và chính sách, pháp luật thuế; việc thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng của Chính phủ và của tỉnh năm 2020; việc triển khai các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay đối với khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

6. Tiếp tục tuyên truyền thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh, của huyện về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; tuyệt đối không được chủ quan lơ là trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt trong tháng cao điểm về tổ chức các hoạt động Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ VI và các sự kiện thu hút khách du lịch đến tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Xín Mần nói riêng.

7. Đẩy mạnh tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên người, động vật trong thời tiết giao mùa; tuyên truyền cho người dân chủ động phòng, chống đói rét và dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông; tăng cường giám sát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

8. Tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” năm 2020, trong đó trọng tâm tuyên truyền các nội dung: Mục đích, ý nghĩa của sự kiện tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; những đau thương, mất mát do tai nạn giao thông; những địa chỉ cần được giúp đỡ và sự chia sẻ của xã hội; cảnh báo các hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông; nguy cơ, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đối với toàn xã hội, từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức của người tham gia giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông; pháp luật và các thông điệp về an toàn giao thông, văn hóa giao thông, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông.

9. Tập trung tuyên truyền, quảng bá mùa cao điểm du lịch năm 2020, trong đó chú trọng quảng bá hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa truyền thống độc đáo của Hà Giang… gắn với tuyên truyền Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang năm 2020 và các hoạt động liên hoan ẩm thực, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, triển lãm ảnh đẹp 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.

10. Tuyên truyền, cổ vũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay vì an toàn giao thông” trên mạng xã hội VCNET do Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức.

11. Tuyên truyền triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người có uy tín, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền, triển khai thực hiện các hoạt động về thực hiện bình đẳng giới và giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

12. Tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác của các tầng lớp Nhân dân trước các luận điệu xuyên tạc, thông tin sai trái phát tán trên mạng xã hội, internet của các phần tử xấu, các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…

13. Lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả các sự kiện, ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn diễn ra trong tháng 11/2020: Kỷ niệm 103 năm Cách mạng tháng Mười Nga (07/11/1917 - 07/11/2020); Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11); kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020) gắn với tuyên truyền các hoạt động Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra trên địa bàn huyện; Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/2020); kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940-23/11/2020); kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1956 - 23/11/2020); Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005- 23/11/2020); kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen (28/11/1820 - 28/11/2020),…

 

Nguồn Ban Tuyên giáo Huyện ủy

 

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

Đ/c Nguyễn Ngọc Khuyên

Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy,

Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện - Trưởng ban biên tập.

 

 

PHỤ TRÁCH NỘI DUNG

1. Đ/c Trần Văn Hòa

Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện,

Phó Trưởng ban TTr Ban Tuyên giáo Huyện ủy

                         2. Đ/c Lù Văn Lìn

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy

 

BIÊN TẬP NỘI DUNG

          1/ Đ/c Lý Mạnh Hồng - Chuyên viên BTG

 2/ Đ/c Hoàng Thị Hằng - Chuyên viên BTG

    3/ Đ/c Hoàng Văn Phong - Chuyên viên BTG

    


Tin khác

Liên kết website