Hiệu quả từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách

Hội nghị trực tuyến giao ban tiến độ thực hiện chính sách theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh

09/09/2016 00:00 153 lượt xem

Ngày 7.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố nhằm đánh giá tiến độ thực hiện chính sách theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị. Tại điểm cầu huyện Xín Mần, đồng chí Bùi Minh Hiệu PCT UBND huyện chủ trì; tới dự có đồng chí Hạng Kháy Vần Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện, lãnh đạo 1 số ngành và 1 số xã trong huyện.

Tính đến ngày 25 tháng 8, toàn tỉnh có tổng số hộ đăng ký vay vốn là 15.708 lượt hộ (giảm 5.684 lượt hộ) với tổng kinh phí đăng ký vay vốn là 1.118,911 tỷ đồng. Trong đó, các huyện, thành phố đã tổ chức thẩm định hồ sơ được 1.869 hộ (đạt 11,9% so với tổng số hộ đăng ký) với nhu cầu vay vốn là 151,241 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện giải ngân được 90,136 tỷ đồng cho 1.038 hộ vay vốn nhằm hỗ trợ phát triển đối với cây chè, xây dựng nhà máy chế biến, phát triển cây cam, cây dược liệu, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò, nuôi ong và làm chuồng trại gia súc… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, đó là: Việc tuyên truyền, phổ biến các nguyên tắc và điều kiện tiếp cận các chính sách theo Nghị quyết 209 còn yếu dẫn đến người dân thiếu thông tin, chưa nắm rõ được các chính sách; do các hộ sống rải rác dẫn đến công tác thẩm định còn chưa hiệu quả cao; Nghị quyết 209 chưa quy định cơ chế xử lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân vay vốn; nhiều hộ vẫn chưa thực hiện các điều kiện đảm bảo cho chăn nuôi như: Trồng cỏ, chế biến thức ăn, làm chuồng trại; sự vào cuộc cả hệ thống chính trị còn chưa xuyên suốt; các hộ đã mua được trâu, bò nhưng không thực hiện tiêm phòng như đã cam kết, vì vậy rủi ro liên quan đến dịch bệnh là rất lớn; việc thông tin, tổng hợp báo cáo của các huyện còn chưa tốt, nội dung báo cáo sơ sài…

 Thảo luận tại Hội nghị, các địa phương và các ngành chức năng của tỉnh cũng đã đề xuất, kiến nghị với tỉnh một số nội dung nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại cơ sở là: Đề nghị UBND tỉnh xem xét có cơ chế hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân vay vốn bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan, gặp thiên tai, dịch bệnh; bổ sung thêm nội dung quy định về phối hợp giữa các Ngân hàng, các phòng ban chuyên môn của huyện, xã trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả; bổ sung cơ chế thực hiện bảo lãnh tín dụng đối với những hộ vay trên 5 con trâu, bò trở lên; nên tổ chức giải ngân tại xã để tạo điều kiện cho các hộ dân đến vay vốn được thuận lợi; hỗ trợ thêm kinh phí cho đội ngũ thực hiện chương trình…

Tham gia thảo luận tại Hội nghị trực tuyến, phía điểm cầu huyện Xín Mần, đồng chí PCT UBND huyện đã nhấn mạnh:  Đến nay huyện Xín Mần có tổng số hồ sơ đăng ký vay vốn là 1.403 hồ sơ, số con giống cần mua 5.323 con, kinh phí đăng ký vay 106.460 triệu đồng(trong đó nhu cầu vay vốn mua con giống là 40.800 triệu đồng, nhu cầu vay làm chuồng là 300 triệu đồng). Đến nay số hộ đã được giải ngân vay vốn là 237 hộ, số tiền đã giải ngân 18.730 triệu đồng ( trong đó vốn vay mua con giống là 18.630 triệu, vốn vay làm chuồng là 100 triệu đồng) Số hộ chưa giải ngân là 270 hộ.

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến đánh giá: Các địa phương và các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức triển khai Nghị quyết 209 một cách đồng bộ, kịp thời; nhiều địa phương có cách làm linh hoạt, sáng tạo và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát sau khi thực hiện giải ngân… Đồng thời, cũng chỉ rõ: Một số huyện còn chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa kịp thời giải ngân và thực hiện chính sách đến với người dân kịp thời; hệ thống quản lý Nhà nước từ xã đến thôn còn chưa hiệu quả dẫn đến chế độ thông tin báo cáo và nắm bắt tình hình tại cơ sở còn chưa sâu sát; thành lập các tổ giám sát, kiểm tra sau giải ngân còn chưa thực hiện đúng quy định; hoạt động tuyên truyền, thông tin đến người dân còn chưa tốt… Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các huyện, thành phố cần xác định rõ Nghị quyết 209 là chính sách vì dân, tạo bước đột bá để huyện phát triển KT-XH tại địa phương; tổ chức ngay Hội nghị đánh giá kết quả đạt được trong quá trình thực hiện tại địa phương; huy động cả hệ thống chính trị nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thôn tin đến người dân về các chính sách của Nghị quyết 209; Thường trực HĐND các huyện tăng cường kiểm tra, giám sát cấp huyện, cấp xã trong quá trình tổ chức thực hiện; thành lập các đoàn kiểm tra sử dụng vốn vay có đảm bảo theo đúng quy định hay không; rà soát lại nguồn vốn sự nghiệp Nông nghiệp để hỗ trợ thêm kinh phí cho đội ngũ thực hiện; tổ chức gặp mặt, kêu gọi các doanh nghiệp, Hợp tác xã cùng tham gia thực hiện Nghị quyết 209; mỗi huyện phấn đấu đến hết năm 2016 có 300 hộ được giải ngân trở lên và có từ 2 - 3 tổ chức, doanh nghiệp, Hợp tác xã tiếp cận được nguồn vốn vay… Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT sớm ban hành cơ chế hỗ trợ đối với các hộ vay vốn phát triển chăn nuôi nhưng bị rủi ro; sớm hoàn thành chương trình khống chế dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Các ngành liên quan của tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai các chính sách của Nghị quyết 209 một cách hiệu quả…


Tin khác

Liên kết website