Nghề và làng nghề

Xín Mần đưa thêu dệt truyền thống các dân tộc vào Trường học

06/06/2016 00:00 335 lượt xem

Trong bản sắc văn hóa của từng dân tộc đều có nét đặc sắc truyền thống riêng, bên cạch đó mỗi dân tộc đều có trang phục riêng và được người phụ nữ thêu, dệt các hoa văn, họa tiết riêng cho từng sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như: Váy, áo, hay những tấm địu... được tỉ mỉ thêu, dệt dùng để “tự cung, tự cấp”. Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và gìn giữ nếu không sẽ bị mai một theo năm tháng. Vì vậy, nhằm phát triển nghề văn hóa truyền thống, huyện Xín Mần đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn tổ chức truyền dạy nghề cho các em học sinh trong các giờ ngoại khóa.

Đến với trường phổ thông dân tộc nội trú huyện trong các giờ ngoại khóa mới thấy được sự quyết tâm cao của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và nhà trường trong việc thực hiện Đề án “Đưa văn hóa truyền thống vào trường học giai đoạn 2013 – 2020”, qua triển khai thực hiện, Ban giám hiệu nhà trường đã cụ thể hóa và chia thành 3 giai đoạn khác nhau để phù hợp trong quá trình truyền dạy, cũng như phù hợp với sự nhận thức của các em học sinh, từ đó đã có tác động mạnh mẽ thay đổi suy nghĩ trong học sinh và  tạo nên bước chuyển biến tích cực trong công tác dạy và học.

Hiện nay toàn Trường có 250 học sinh, trong đó chủ yếu học sinh là con em dân tộc Nùng và dân tộc Mông, vì vậy nhà trường đã chọn và mở được 2 lớp bằng 60 học sinh để truyền dạy các em thêu các họa tiết, hoa văn trang trí trên tà áo, khăn, ví và túi sách của từng dân tộc. Sau những tiết học căng thẳng, hay cuối buổi học vào giờ ngoại khóa, các em sẽ thành lập theo từng nhóm cùng sở thích tự vẽ những đường nét cơ bản về các hoa văn, họa tiết trên tấm vải thêu. Để thực hiện đề án được tốt, lãnh đạo nhà trường đã mời các nghệ nhân dân gian “lành nghề” của làng nghề Nùng U xã Nấm Dẩn và những người thêu giỏ của dân tộc mông xã Nàn Ma đến để truyền dạy cho các em học sinh về những kinh nghiệm từ khâu vẽ đến kinh nghiệm thêu để các đường chỉ được sắc nét đúng theo truyền thống, ngoài ra cũng được các nghệ nhân đó truyền dạy về ý nghĩa của các trang phục và các họa tiết, hoa văn.

Nhờ chính bản thân các em có thể trực tiếp tự tay mình thêu và làm ra các sản phẩm đã tiếp cho em thêm niềm vui và tinh thần thoải mái để bước vào các tiết học trên lớp có hiệu quả hơn. Ngoài ra còn định hướng cho các em có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa quan trọng tới việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh, những năm qua bên cạnh việc rèn luyện, giáo dục chăm lo học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động vừa mang tính tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số cho học sinh thể hiện qua nhiều môn học. Môn Mỹ thuật có một số bài vẽ về các họa tiết trang trí trên quần áo của các dân tộc. Môn công nghệ cũng có một số hình thức có thể khuyến khích học sinh phát huy tính dân tộc như đan lát, may vá, dệt thêu những đồ dùng của người dân tộc thiểu số… Hơn nữa, trong các giờ học chính khóa, học sinh còn được tiếp xúc với văn hóa của dân tộc mình bằng các liên hệ của giáo viên trong trường học. Giáo viên tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng của mình để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các môn như Văn, Sử, Địa…

Được cầm trên tay những sản phẩm do các em làm ra như túi sách; ví; dây đeo chìa khóa và các túi đựng điện thoại, mới thấy được sự kiên trì và hứng thú học tập của các em học sinh không những gỏi học kiến thức văn hóa, mà còn là những học trò gỏi trong việc khâu thêu, các em đã dùng bàn tay khéo léo của mình để tạo ra các sản phẩm thêu truyền thống mang nhiều ý nghĩa của đân tộc Mông và dân tộc Nùng trong việc bảo tồn và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Xín Mần./.


Tin khác

Liên kết website