Kinh tế

Thăm quan học tập thực tế tại huyện Quản Bạ và huyện Đồng Văn

07/10/2019 00:00 100 lượt xem

Để xây dựng có hiệu quả, phù hợp về lĩnh vực Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện gắn với phát triển Du lịch tại địa phương. Trong 3 ngày từ 4 đến 6.10, huyện Xín Mần đã tổ chức đi thăm quan, học tập thực tế, học tập kinh nghiệm về cách làm và phát triển nghề dệt lanh truyền thống của dân tộc Mông tại 2 huyện: Quản Bạ và huyện Đồng Văn. Đoàn đi gồm có đại diện Công ty Lan Rừng tỉnh Lào Cai, hội viên hội phụ nữ 3 xã Nàn Ma, Cốc Rế và Nấm Dẩn.

        Tại huyện Quản Bạ, đoàn đã đi thăm quan, học tập thực tế tại HTX dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ và HTX dệt lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám. Đây là 2 HTX dệt lanh truyền thống của dân tộc Mông trên địa bàn huyện. Theo đó nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm thổ cẩm chính là sợi của cây lanh; Sau khi trải qua 12 bước như: Thu hoạch lanh, tước vỏ lanh, giã sợi lanh cho đến bước nhuộm vải, vẽ hoa văn...... Theo chia sẻ của chủ nhiệm HTX dệt lanh Cán Tỷ, để sản phẩm của HTX có thể bắt kịp với nhu cầu của thị trường khách hàng, HTX đã không ngừng học hỏi, cải tiến mẫu mã thành nhiều sản phẩm đa dạng, bắt mắt với trên 18 mẫu sản phẩm gồm: Đồ để trang trí, tranh treo tường, miếng trải gối, túi xách, balo, túi đựng điện thoại... với nhiều kiểu hoa văn, họa tiết như: Hoa văn vợ chồng, hoa văn con trong lòng, hoa văn tình bạn, hoa văn độc thân, gia đình, bốn thế hệ. Đặc biệt các họa tiết, hoa văn trang trí trên các sản phẩm của HTX đều được các các chị em thêu bằng tay hoặc vẽ bằng sắp ong. Trung bình các sản phẩm tại đây có giá trị giao động từ 50.000 đồng đến 1.500.000 tùy từng kích thước, chủng loại. Tại huyện Đồng Văn đoàn đã đến thăm gian hàng trưng bày sản phẩm Lanh trắng thôn Sà Phìn, thăm tổ hợp tác vẽ sáp ong xã Sủng Trái, tại đây đoàn đã được các nghệ nhân giới thiệu, hướng dẫn, cách pha chế nước sáp ong, cách vẽ các họa tiết, hoa văn trên vải lanh cũng như cách nhuộm vải lanh có màu tự nhiên, giữ được nét truyền thống.

         Qua đợt đi thăm quan học tập kinh nghiệm thực tiễn tại huyện Quản Bạ và huyện Đồng Văn lần này, các thành viên trong đoàn của huyện Xín Mần đã được học tập, trực tiếp quan sát, trao đổi về các kỹ năng, từ các khâu cơ bản đến khi hoàn thiện 1 sản phẩm lanh thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông.  Đồng thời, đoàn tham quan cũng được lĩnh hội nhiều kiến thức về phương thức đưa sản phẩm tiếp cận tới thị trường, khách hàng, du khách từ việc cải tiến mẫu mã, phối màu hợp lý, bắt mắt cho sản phẩm. Thời gian tới, với những kiến thức được học tập kinh nghiệm, các thành viên trong đoàn tham quan huyện Xín Mần sẽ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động truyền đạt lại cho đồng bào tại các địa phương có tiềm năng về nghề dệt lanh của huyện, để khôi phục và phát triển nghề truyền thống, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập tại địa phương.


Tin khác

Liên kết website