Kinh tế

Vai trò: Tổ dịch vụ rừng và Tổ hợp tác trong sản xuất ở Khuôn Lùng

08/09/2015 00:00 286 lượt xem

Sau hơn 2 năm thành lập và đi vào hoạt động, các Tổ dịch vụ rừng và Tổ hợp tác NLN(Nông lâm nghiệp) ở xã Khuôn Lùng huyện Xín Mần đã thể hiện được ý nguyện của nhân dân trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và giúp người nông dân từ bỏ dần từ duy sản xuất theo kiểu “mạnh ai, nấy làm”. Chuyển từ làm ăn nhỏ lẻ sang làm ăn theo hình thức tập thể “hóa” cá thể(tức là làm tập trung “5 cùng”, nhưng lại sở hữu “cá nhân”(hộ).
        Năm 2012, xã Khuôn Lùng thành lập 6 tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp và 1 tổ dịch vụ rừng. Trong 6 tổ sản xuất NLN mỗi tổ có 6 thành viên hoạt động chủ yếu kiêm nghiệm. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ, chính quyền xã, các tổ có nhiệm vụ: Tham vấn, tổ chức và cung cấp các dịch vụ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp cho người dân trong thôn sản xuất. Đồng thời, kết nối với các tổ chức kinh tế để thu mua các sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân. Lợi ích của các thành viên trong tổ lấy từ công tác dịch vụ do người dân chi trả. Riêng đối với tổ dịch vụ rừng có nhiệm vụ: Bảo vệ và quản lý rừng tập thể, cung cấp vật tư, cây giống hỗ trợ tích cực cho công tác trồng rừng và hưởng số tiền dịch vụ chi trả rừng cũng do Nhà nước chi trả hàng năm.
        Ngay sau khi thành lập đi vào hoạt động, các tổ sản xuất NLN đã chủ động tập hợp sức dân trong sản xuất. Kể từ vụ xuân 2012, đến nay, tất cả các cánh đồng của 6 thôn đều thực hiện đồng nhất “5 cùng” có tổng diện tích 229 ha lúa, 10 ha ngô/năm 2 vụ. Đó là: Cấy cùng 1 giống; Gieo mạ cùng 1 ngày; Chăm bón cùng 1 đợt; Phun thuốc phòng chống dịch bệnh cùng 1 đẫn và thu hoạch cùng 1 lúc. Kết quả đó là nhờ các tổ đã cung cấp đầy đủ giống, phân bón, thuốc trừ sâu(có bảo hành) cho nhân dân. Sau đó, các tổ tổ chức nhân dân cùng ra đồng, cùng làm, cùng chia sẽ và giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, các tổ hợp tác sản xuất NLN ở Khuôn Lùng đã làm thay đổi cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai, nấy làm… Để rồi, tạo ra phong trào sản xuất ngay 1 cách đồng ở mỗi thôn. Cách làm “cùng làm” để nâng cao giá trị sản phẩm và ngày công lao động đã được áp dụng triệt để trong mỗi vụ sản xuất. Theo đánh giá của các gia đình, từ ngày các tổ hợp tác điều hành sản xuất đã mang lại nhiếu lợi ích. Trong đó là, ngày công lao động giảm; Năng xuất cây trồng tăng; Hiện tượng sâu bệnh, mất mùa đã không còn sẩy ra. Một lợi ích không thể đo đếm từ sản xuất tập trung theo kiểu các mô hình HTX hiện tại ở Khuôn Lùng là “tính đoàn kết cộng đồng” trong làng bản được thắt chặt, mọi người đồng cam, chịu khổ và chia sẻ cho nhau cùng xóa đói, giảm nghèo bền vững.
        Đối với tổ dịch vụ rừng, từ ngày thành lập đã trực tiếp quản lý và bảo vệ trên 927 ha. Trong đó, rừng phòng hộ đầu nguồn là 745, 98 ha, rừng sản xuất là 181,74 ha. Tổ bảo vệ rừng có 9 thành viên, có 1 tổ trưởng là cán bộ thôn kiêm nghiệm. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ là cắt cử nhau luân phiên canh trực, tuần tra bảo vệ rừng để ngăn chặn nạn chặt phá lâm sản trái phép. Thời gian canh trực chủ yếu từ tháng 10 năm trước, đến tháng 4 năm sau(đây là thời điểm mùa khô). Thời gian còn lại trong năm chủ yếu canh trực các cửa ngõ vào rừng để bảo vệ rừng. Ngoài nhiệm vụ trên, tổ dịch vụ còn được UBND xã trao quyền thẩm định và xác minh nguồn gốc lâm sản rừng trồng trước khi xã cấp phép khai thác lâm sản. Đồng thời, tư vấn và cung cấp cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng hàng năm trên địa bàn toàn xã. Thù lao mà các thành viên trong tổ được hưởng là tiền chi trả dịch vụ rừng phòng hộ do Nhà nước chi trả qua các năm.
        Sau hơn 2 năm tổ quản lý và dịch vụ rừng đi vào hoạt động, Khuôn Lùng đã thoát khỏi điểm “nóng” của hiện tượng cháy rừng và khai thác lâm sản trái phép. Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ trên 750 ha được bảo vệ tốt, công tác quản lý cấp phép khai thác rừng trồng cũng đi vào nền nếp. Các vụ khiếu nại, khiếu kiện về rừng không còn sẩy ra.
        Thực tiễn bước đầu đã khẳng định vai trò của tổ hợp tác sản xuất NLN và tổ dịch vụ rừng ở Khuôn Lùng hiện nay là cần thiết. Bởi vì, các tổ đã thể hiện được ý nguyện của nhân dân trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và giúp người nông dân từ bỏ dần từ duy sản xuất theo kiểu “mạnh ai, nấy làm”. Chuyển từ làm ăn nhỏ lẻ sang làm ăn theo hình thức tập thể “hóa” cá thể(tức là làm tập trung “5 cùng”, nhưng lại sở hữu “cá nhân”(hộ).
        Bên cạnh mặt tích cực nêu trên thì, mặt hạn chế nhất của tổ chức này vẫn là tiềm lực kinh tế yếu. Trước mắt, các tổ vẫn là hỗ trợ mùa vụ, mức hỗ trợ tối đa chưa quá 5 triệu đồng/lần/vụ. Do đó, chưa hỗ trợ được nhiều và chưa tạo ra “đòn bẩy” để người nông dân chuyển từ làm ăn tiểu nông, chuyển sang làm ăn lớn.
        Một hạn chế nữa cần đề cập đến là, thu nhập của các thành viên trong các tổ chủ yếu là phần “cán bộ kiêm nghiệm” do Nhà nước chi trả, chưa có thu nhập từ khâu “dịch vụ” mang lại(người dân vẫn chưa trích đóng bất cứ khoản nào để trả công cho các tổ) đây là điểm yếu. Thiết nghĩ, giai đoạn phát triển kinh tế thị trường hiện nay “rất cần” một cơ chế thích hợp để hỗ trợ những người trong các tổ sản xuất NLN và tổ dịch vụ rừng có thêm thu nhập để họ gắn bó với việc chung của nhân dân. Đồng thời, cần làm tinh, gọn bộ máy của các tổ dựa trên cơ sở trình độ tổ chức và năng lực điều hành ? Để từ đó, mỗi cán bộ sẽ phát huy hết năng lực bản thân đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội địa phương giúp người nông dân sản xuất hiệu quả cao. Và đó cũng là xu thế phát triển nền kinh tế Tập thể kiểu mới hiện nay mà Đảng, Nhà nước đang rất quan tâm./.
 

Tin khác

Liên kết website