Bản tin thông báo nội bộ

Bản tin thông báo nội bộ tháng 01 năm 2020

06/02/2020 00:00 479 lượt xem

VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

* Ngày 31-01-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Công văn số 2778-CV/HU về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra.

Thực hiện Công văn số 79-CV/TW, ngày 29-01-2020 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hâp câp do vi rút Corona gây ra. Để chủ động trong công tác phòng, chổng dịch bệnh. Thường trực Huyện ủy yêu cầu ủy ban nhân dân huyện, các Chi, Đảng bộ trực thuộc Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần, Hải quan Xín Mần, Ban tuyên giáo, Ban dân vận Huyện ủy tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện tôt một số nhiệm vụ sau:

1- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Quyết tâm kiểm soát, không để dịch lâỵ lan, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, trật tự, an toàn xã hội, ổn định đời sống nhân dân và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp thành công.

2- Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm vê công tác phòng, chống dịch. Chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; chuân bị đây đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân dân; bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm tại chỗ: Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiêt bị, thuôc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chô; nhân lực tại chỗ.

3- Xây dựng các phương án phòng, chống theo từng cấp độ lây lan dịch, thực hiện triệt để, tuân thủ các biện pháp dự phòng, cách ly theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn. Trong trường hợp cần thiết, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, các hội nghị, hội thảo đê tập trung (Ưu tiên cao nhất) phòng, chống dịch.

4- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người đều nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của dịch do chủng mới corona gây ra, thông tin kịp thời, chính xác đê nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm cho người dân tự dự phòng là chính.

5- Dự phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đâu tranh và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân đưa các thông tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

6- Đối với Đảng ủy các xã, thị trấn ngoài thực hiện tốt các nội dung trên cần phải chỉ đạo phân công lãnh đạo, cán bộ trực 24/24 để nắm bắt, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra (Kịp thời báo cáo về Huyện ủy qua Văn phòng Huyện ủy-HĐND-ƯBND huyện khi phát hiện những dấu hiệu của dịch xẩy ra trên địa bàn); thống kê số người đi lao động, làm ăn xa trở về địa phương trong dịp têt nguyên đán 2020, gửi báo cáo về Văn phòng Huyện ủy-HĐND-UBND huyện qua bộ phận Văn thư trước 15 giờ ngày 03/2/2020.

7- Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần; Hải Quan Xín Mần tăng cường công tác giám sát dịch tại cửa khẩu và qua các con đường tiêu ngạch tại địa phương; tổ chức giám sát chặt chẽ đảm bảo phát hiện sớm dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn huyện (Kịp thời báo cáo về Huyện ủy qua Văn phòng Huyện ủy-HĐND-UBND huyện khi phát hiện những dấu hiệu của dịch xây ra tại khu vực cửa khẩu và các xã Biên giới).

8- Ban Dân vận Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch do chủng mới corona gây ra, phát huy vai trò, trách nhiệm của môi người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình và cộng đông.

9- Ban Tuyên giáo Huyện ủy tập trung chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền, tăng cường tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch do chủng mới corona gây ra, cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Chỉ đạo các cơ quan xử lý nghiêm các vi phạm vê thông tin phòng, chông dịch bệnh.

Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện, các Chi, Đảng bộ trực thuộc, Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần, Hải quan Xín Mần, Ban tuyên giáo, Ban dân vận Huyện ủy nghiêm túc triển khai thực hiện tốt các nội dung mà Công văn số 2778-CV/HU đã đề ra.

* Các biện pháp phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra

1- Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở...); cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

- Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực
hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng…

- Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho
cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

2- Những người từ Trung Quốc trở về

- Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho
 cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

3- Những người đi đến Trung Quốc

- Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới.

- Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CÓ HIỆU LỰC        

TỪ THÁNG 01 NĂM 2020

* Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2020: Nghị định 90 năm 2019 của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

- Theo tinh thần của Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ được điều chỉnh tăng, cụ thể:

- Vùng I: Tăng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng

- Vùng II: Tăng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng

- Vùng III: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng

- Vùng IV: Tăng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng.

- Khi mức lương tối thiểu vùng tăng, những người lao động đang có mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng; những người làm công việc đã qua đào tạo, học nghề có mức lương dưới 7% mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng lương.

- Về phía doanh nghiệp, ngoài việc điều chỉnh lương cho các trường hợp người lao động nêu trên, doanh nghiệp còn phải điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng quy định.

* Cấm hoàn toàn lái xe sau khi uống rượu, bia: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 cũng sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Trong đó, một loạt các hành vi bị nghiêm cấm như: Cấm người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông; Cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Cấm bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi… Và đặc biệt, cấm cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ…

Ngoài ra, cũng theo quy định của Luật này, không được uống rượu, bia ở nơi công cộng, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi của trẻ em…

Từ ngày 01/01/2020, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ như các nhà hàng, quán nhậu… trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường học…

* Nhiều vi phạm về đất đai bị phạt đến 1 tỷ đồng: Nghị định 91 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ ngày 05/01/2020.

Nghị định này tăng hàng loạt mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, điển hình như:

- Phạt đến 500 triệu đồng với cá nhân và 01 tỷ đồng với tổ chức nếu lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (tăng 100 lần so với mức phạt trước đây);

- Phạt đến 500 triệu đồng với cá nhân và 01 tỷ đồng với tổ chức nếu tự ý chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở (tăng 10 mức phạt so với trước đây);

- Phạt đến 20 triệu đồng với cá nhân và 40 triệu đồng với tổ chức nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không có Sổ đỏ (tăng 04 lần mức phạt so với trước đây);

- Phạt đến 05 triệu đồng với cá nhân và 10 triệu đồng với tổ chức nếu không sang tên Sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất (tăng 02 lần mức phạt so với trước đây);

- Phạt đến 10 triệu đồng với cá nhân và 20 triệu đồng với tổ chức nếu bỏ hoang đất mà không thuộc trường hợp bất khả kháng (Mức phạt này trước đây chưa hề được quy định).

* Cấm công ty tài chính gọi điện đòi nợ người thân khách hàng: Thông tư 18 năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi Thông tư 43 năm 2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

- Thông tư 18 siết chặt hơn các quy định đối với công ty tài chính trong việc thúc giục đòi nợ khách hàng.

- Theo đó, ngoài việc yêu cầu các công ty này không được sử dụng biện pháp đe dọa đối với khách hàng; không nhắc nợ trong khoảng thời gian từ 7h đến 21h như trước đây, thì Thông tư này còn bổ sung một số yêu cầu mới, gồm:

- Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ như người thân của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Chỉ được nhắc nợ đối với khách hàng tối đa 05 lần/ngày;

- Trong hợp đồng cho vay tiêu dùng phải có thỏa thuận về hình thức nhắc nợ và thời gian nhắc nợ;

- Phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thông tư 18 cũng bổ sung quy định liên quan đến dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng. Cụ thể: Trong quá trình cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng, công ty tài chính phải giải thích trung thực các nội dung cơ bản của hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ (trước đây, chỉ cần giải thích khi khách hàng yêu cầu).

* Phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ: Luật Chăn nuôi năm 2018 cũng sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Rất nhiều quy định mới liên quan đến đối xử nhân đạo với vật nuôi cũng được thể hiện tại Luật này.

Cụ thể như:

- Các cơ sở giết mổ phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ. Trong quá trình giết mổ, phải hạn chế sự sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi…

- Đối với người chăn nuôi, phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh, đặc biệt không được đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Riêng với việc chăn nuôi chó, mèo, Luật yêu cầu chủ nuôi phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo. Trong trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y.

* Phạm nhân là người đồng tính có thể được giam giữ riêng: Luật Thi hành án hình sự năm 2019 tiếp tục là một trong những Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Theo khoản 3 Điều 30 của Luật này, phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng. Ngoài ra, phạm nhân nữ; phạm nhân là người dưới 18 tuổi; phạm nhân là người nước ngoài; phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A… cũng là những đối tượng được giam giữ riêng.

Điều 51 của Luật cũng chỉ rõ, phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi vào không quá 02 lần trong 01 tháng bằng đường bưu điện, trong khi trước đây, phạm nhân chỉ được nhận quà là tiền khi được gặp trực tiếp thân nhân.

Khi nhận tiền từ người thân, phạm nhân phải gửi trại giam quản lý và chỉ sử dụng để mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác.

* Xe máy mới được dán nhãn năng lượng từ năm 2020: Thông tư 59 năm 2018 của Bộ Giao thông Vận tải quy định việc dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu có hiệu lực từ 01/01/2020.

Trong đó yêu cầu cơ sở sản xuất, nhập khẩu in nhãn năng lượng theo mẫu và thực hiện dán trên từng xe tại vị trí dễ quan sát trước khi đưa ra thị trường. Nhãn nãy được duy trì trên xe tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng.

Đáng chú ý, trước khi dán nhãn năng lượng, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu. Thông tin công khai phải được duy trì trong suốt thời gian cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe cung cấp kiểu loại xe đó ra thị trường.

HỌC TẬP, LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

“TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC; XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH”

* Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

 Với tinh thần nhân văn cao cả và nhãn quan chính trị sắc bén, suốt cả cuộc đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trong toàn Đảng, các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân. Trong các tác phẩm của mình, Bác có tới trên 400 bài nói và bài viết về đoàn kết. Tư tưởng về đoàn kết của Người được thể hiện nổi bật là: “Đoàn kết làm ra sức mạnh”; “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta” ; “Đoàn kết là thắng lợi” ; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”; “… một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết” ; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

* Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược quyết định thành công của cách mạng Việt Nam

Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa đoàn kết và thành công. Hơn thế nữa, phạm vi, mức độ, quy mô của thành công trước hết phụ thuộc vào chính quy mô và mức độ của khối đại đoàn kết. Có đoàn kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu lại cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc bấy nhiêu.

Là vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc đoàn kết không chỉ tạo nên sức mạnh mà còn là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thành bại, được mất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”… Để lý giải một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu lại có thể đương đầu và đánh bại những thế lực có ưu thế tuyệt đối về vật chất, phương tiện chiến tranh, Người nói: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước, Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào   ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại” . Theo Bác, đoàn kết trong Đảng là tiền đề đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để đoàn kết quốc tế. Đó là đường lối chiến lược kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam; vì “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.

Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Người cũng thể hiện mong muốn tột bậc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

 * Lực lượng và hình thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân tộc

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước, người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những người đã lầm đường, lạc lối nhưng biết hối cải trở về với nhân dân. Nói cách khác, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”.

 Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở thống nhất lợi ích quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng; nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần giải quyết hài hòa lợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, dân cư ở các vùng miền khác nhau. Phát huy mặt tương đồng, hóa giải điểm khác biệt. Mẫu số chung để đại đoàn kết toàn dân tộc là: hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do, giàu mạnh: “Toàn dân đoàn kết nhất trí thì chúng ta nhất định xây dựng được nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do, giàu mạnh”.

Hình thức tổ chức lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập với những tên gọi phù hợp, như: Hội phản đế đồng minh (1930); Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936); Mặt trận dân chủ Đông Dương (1938); Việt Nam độc lập đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh (1941); Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam - gọi tắt là Hội Liên Việt (1946); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960); Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977 đến nay). Mặt trận dân tộc thống nhất chỉ có thể bền vững khi được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức và dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Người, để tập hợp lực lượng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không được phép bỏ sót bất cứ thành phần giai cấp, xã hội nào, miễn là họ có lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến, phục vụ quốc gia dân tộc. Và “Công, nông, trí chúng ta đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn trở ngại… Chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

* Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong bài Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc, tháng 1-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. Vì vậy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng dựa trên nguyên tắc lấy lập trường giai cấp công nhân để giải quyết hài hòa các mối quan hệ giai cấp - dân tộc. Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, thứ nhất, tin vào dân, dựa vào dân vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong lao động, học tập, sản xuất và chiến đấu, bởi vì: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.

Thứ hai, đoàn kết lâu dài, rộng rãi, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo. Nhân dân cần được vận động, giác ngộ, tự nguyện đứng trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng để “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần nói: “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.

 Thứ ba, đoàn kết trên cơ sở hiệp thương, dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình và phê bình. Vì “Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân” 

Thứ tư, đoàn kết trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người, trân trọng “phần thiện”, dù nhỏ nhất ở mỗi con người để tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người viết: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”.

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

 THÁNG 02 NĂM 2020

 

Các Chi, Đảng bộ trực thuộc bám sát nội dung định hướng công tác tư tưởng của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và tình hình thực tiễn ở địa phương, đơn vị mình tuyên truyền một số nội dung trọng tâm trong tháng 02-2020, cụ thể như sau:

1. Tiếp tục tuyên truyền đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó tập trung tuyên truyền các nội dung như: Các hoạt động chuẩn bị cho đại hội; Quy chế bầu cử trong Đảng; những  kết quả đạt được trên các lĩnh vực xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đối ngoại; kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu…

2. Tuyên truyền các sự kiện, ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của tỉnh, huyện diễn ra trong tháng 02/2020: Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2020) gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang và chuyên đề học tập năm 2020 với nội dung “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955- 27/02/2020): (1) Tập trung tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, truyền thống vẻ vang và quá trình phát triển của ngành Y tế trong 65 năm qua; nêu bật vị trí, vai trò nghề thầy thuốc, ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam; thành tựu phát triển của sự nghiệp Y tế nói chung, tỉnh Hà Giang nói riêng; tuyên truyền nâng cao lòng tự hào, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ, nhân viên ngành Y tế và những nỗ lực của ngành Y tế trong hoạt động phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; trách nhiệm của xã hội đối với sự phát triển của ngành Y tế. (2) Biểu dương, tôn vinh tập thể, cá nhân, cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế giữ tâm sáng, nêu gương y đức, giới thiệu các mô hình, cách làm mới sáng tạo, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân. (3) Phản ánh các hoạt động thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân dân đối với ngành Y tế và cán bộ, nhân viên y tế…

3. Tập trung tuyên truyền công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2020 của địa phương, cơ quan, đơn vị... Trong đó tuyên truyền đậm nét về công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện trong thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, nâng cao hoạt động của các hợp tác xã, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, hoạt động của các mô hình phát triển kinh tế, khởi nghiệp hiệu quả…

4. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, coi việc phòng, chống dịch bệnh nCoV là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nội dung thực hiện theo Công văn chỉ đạo tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn Châu Phi theo kế hoạch...

5. Tuyên truyền việc gieo cấy các cây trồng vụ Xuân theo đúng khung thời vụ, vận động người dân sử dụng các loại giống mới, giống ngắn ngày có khả năng năng suất cao, đẩy mạnh thâm canh để hoàn thành chỉ tiêu nông sản lương thực và đảm bảo giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân/ha đất trồng cây hàng năm.

6. Tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc trong dịp đầu Xuân, không tham gia học đạo, theo đạo trái pháp luật; tạm dừng các hoạt động qua đường mòn, lối mở, không đi lao động tự do sang Trung Quốc, nhằm phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

7. Tiếp tục tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả việc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện; tuyên truyền về xây dựng Nông thôn mới, trọng tâm là các giải pháp đạt và giữ các tiêu chí đã đạt được trong xây dựng Nông thôn mới; tuyên truyền bảo vệ thương hiệu, quảng bá các sản phẩm địa phương.

8. Tuyên truyền công tác chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết; phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...

9. Đẩy mạnh tuyên truyền công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2020 của lực lược vũ trang trên địa bàn tỉnh, huyện. Đài Phát thanh – Truyền hình thực hiện tiếp nhận từ Bộ tư lệnh Quân khu 2 phim khoa giáo “Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân, vinh quang và trách nhiệm” để thực hiện đăng, phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình huyện và Báo điện tử huyện trước thời điểm các địa phương gọi công dân nhập ngũ; Ban tuyên giáo huyện ủy  phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự các huyện tổ chức chiếu phim khoa giáo “Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân, vinh quang và trách nhiệm” cho số thanh niên có lệnh nhập ngũ được xem phim này trước ngày giao nhận quân (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ cung cấp cho Ban Tuyên giáo huyện ủy sau khi tiếp nhận bộ phim từ Bộ Tư lệnh Quân khu 2)

10. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nội dung cốt lõi Nghị định số 100/2019, ngày 31/12/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông, (không uống rượu, bia khi sử dụng các loại phương tiện tham gia giao thông); tuyên truyền đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, chú trọng tuyên truyền kết quả đấu tranh phòng, chống hiệu quả đối với các loại tội phạm, tuyên truyền đấu tranh ngăn chặn hoạt động “Tín dụng đen”, cảnh giác với các thủ đoạn hình thức kinh doanh đa cấp nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân… Đồng thời, đẩy mạnh công tác nắm tình hình, báo cáo tình hình tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội, chủ động xây dựng phương án, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc lịch sử và tình hình đất nước, tỉnh nói chung, Huyện Xín Mần nói riêng.

Ngoài những nội dung trọng tâm nêu trên, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đề nghị các cơ quan, địa phương bám sát nhiệm vụ chính trị và thực tiễn địa phương để lựa chọn, bổ sung các nội dung tuyên truyền cần thiết, phù hợp, đảm bảo có chất lượng và hiệu quả.

Nguồn Ban Tuyên giáo Huyện ủy

 

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

Đ/c Hoàng Tiến Chủ

Ủy viên Ban Thường vụ,

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy – Trưởng ban biên tập. 

* PHỤ TRÁCH NỘI DUNG

Đ/c Trần Văn Hòa

Phó Trưởng ban TT Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Đ/c Lù Văn Lìn

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy

 

* BIÊN TẬP NỘI DUNG.

                   Đ/c Lý Mạnh Hồng – Chuyên viên.

   Đ/c Hoàng Thị Hằng – Chuyên viên.

         Đ/c Hoàng Xuân Trường – Chuyên viên 


Tin khác

Liên kết website