Thông tin tuyên truyền

Hội thảo Phát triển KT-XH Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc

23/03/2015 00:00 154 lượt xem

Chiều 20.3, BCĐ Tây Bắc, Ban Kinh tế T.Ư phối hợp với tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo Phát triển KT-XH trong mối liên kết vùng Đông Bắc, Tây Bắc.
        Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ Tây Bắc cùng các Ủy viên BCH T.Ư Đảng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế T.Ư; Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Dự hội thảo có các đồng chí Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Sáng Vang, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư; Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính T.Ư; Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đình Khang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; các đồng chí trong BTV, BCH Đảng bộ tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành; các nhà khoa học...
        Phát biểu chào mừng Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh nêu rõ: Hà Giang đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên ngành và xác định được tiềm năng, lợi thế phát triển. Hà Giang xác định phát triển trên quan điểm “một trục - hai hướng” như kết nối Đông Bắc và Tây Bắc, kết nối một trục giữa các tỉnh Hà Giang -  Tuyên Quang - Vĩnh Phúc với thị trường châu Văn Sơn (Trung Quốc).
        Trước khi diễn ra hội thảo phát triển KT-XH Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc, 3 phiên hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực kinh tế biên mậu, phát triển du lịch, tái cơ cấu nông nghiệp và công - nông nghiệp dược liệu được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước. Tại phiên hội thảo chuyên đề về phát triển thương mại biên giới, tạo động lực cho phát triển KT-XH tuyến biên giới đất liền của tỉnh, có gần 100 đại biểu tham gia, hội thảo nhận được 37 bài tham luận và lựa chọn 8 bài trình bày. Tại phiên hội thảo chuyên đề về Hà Giang trong mối liên kết với các tỉnh khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thu hút được 130 đại biểu tham gia, có 21 bài tham luận gửi đến, 11 tham luận trình bày. Phiên thảo luận tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với phát triển chuỗi giá trị đặc sản và nông - công nghiệp dược liệu có 150 đại biểu tham gia, 23 bài tham luận gửi đến, 14 tham luận được trình bày.
 
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

        Tại 3 phiên hội thảo chuyên đề, các nhà khoa học đã tập trung làm rõ vị trí, vai trò của việc phát triển thương mại tuyến biên giới đất liền của tỉnh trong thời gian qua; một số giải pháp phát triển thương mại biên giới tuyến biên giới đất liền của tỉnh; đánh giá tiềm năng du lịch, công tác lãnh chỉ đạo, quy hoạch và thực hiện quy hoạch; phát triển sản phẩm du lịch tâm linh, tín ngưỡng; đa dạng hóa các mặt hàng lưu niệm, quà tặng du lịch; đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp và tiềm năng phát triển công nghiệp dược liệu; phát triển chăn nuôi bò vàng tại 4 huyện vùng cao...
        Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Hà Giang nói riêng và các tỉnh trong vùng nói chung sẽ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, hàng hóa nước ngoài tràn vào nhiều... Vậy phải làm thế nào để phát huy được lợi thế so sánh, biến lợi thế thành sức mạnh cạnh tranh, tranh thủ được sự phối hợp của các bộ, ngành T.Ư, các địa phương, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hà Giang và các địa phương trong vùng cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, có chính sách kinh tế biên mậu nhạy bén, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, nghiên cứu kỹ thị trường Trung Quốc để hai bên cùng có lợi; hoàn thiện quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, tránh chồng lấn, xây dựng thương hiệu mạnh cho các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, sắp xếp ổn định dân cư biên giới, hỗ trợ cư dân biên giới phát triển; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa đặc sắc các dân tộc, xây dựng cơ chế, thể chế, có phương thức phát huy các giá trị tăng trưởng xanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, chủ động đề xuất cơ chế, chính sách cho Chính phủ. Đối với các bộ, ngành T.Ư cần nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị tại hội thảo, tham mưu Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Giang. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng, tiến hành quy hoạch kết cấu hạ tầng KT-XH và quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu...
        Tham dự hội thảo, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Vương Đình Huệ; Giáo sư sử học Lê Văn Lan; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ; Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương; Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GT-VT; Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KHCN; Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ VH-TT và DL; PGS, TS Phạm Trương Hoàng, Đại học Kinh tế Hà Nội; Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước... đã tham luận, làm rõ các vấn đề liên quan đến phát triển KT-XH Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc.


Tin khác

Liên kết website